26 thg 6, 2015

Giới thiệu về máy in thẻ nhựa - thẻ thành viên - Thế Giới Mã Vạch

Máy in thẻ nhựa ( ID Card Printer) là thiết bị ngoại vi được kết nối với máy tính có chức năng in thông tin, hình ảnh, mã vạch lên bề mặt thẻ nhựa theo yêu cầu của khách hàng.

Máy in thẻ nhựa sử dụng công nghệ in truyền nhiệt, mực sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt thẻ giúp nâng cao chất lượng mực in trên thẻ.

Điểm nổi bật của máy in thẻ nhựa là có thể in trên nhiều bề mặt thẻ như thẻ trắng, thẻ từ và thẻ cảm ứng. Thẻ nhựa có kích thước đúng tiêu chuẩn sẽ giúp máy in nâng cao được tốc độ in và mật độ mực phủ lên bề mặt thẻ.


1. Chức năng:

In thông tin trên bề mặt thẻ nhựa theo yêu cầu của người sử dụng

Máy in thẻ nhựa sẽ đáp ứng đúng với yêu cầu bảng thiết kế mẫu thẻ có sẵn. Máy in thẻ là thiết bị in, mực và thẻ nhựa là vật tư hỗ trợ để ra sản phẩm theo yêu cầu.

Máy in thẻ nhựa có thể hỗ trợ trong mọi lĩnh vực:
- Công nghiệp: Các công ty sẽ áp dụng in thẻ nhân viên ( Phòng ban, các cấp, ngành nghề…)
- Y tế: Được áp dụng in thẻ nhân viên bệnh viện, trung tâm và cơ sở y tế…
- Giáo dục: thẻ sinh viên, thẻ nhân viên, thẻ cán bộ công nhân viên chức được áp dụng nhầm quản lý một cách có hệ thống.
- Kinh doanh, bán lẻ: Máy in thẻ nhựa hỗ trợ in thẻ Vip, thành viên…


2. Thông số kỹ thuật:

2.1. Độ phân giải (Resolution): Là thông số biểu diễn mật độ điểm đốt nóng (heat) trên một đơn vị độ dài. Thông thường sẽ có đơn vị tính là dpi (dot per inch) có nghĩa là số điểm đốt nóng trên một inch. Chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì thẻ in càng sắc nét, cho ra một chất lượng hình ảnh tối ưu.

2.2. Công nghệ in (Printing Technology): là cách thức in thông tin lên thẻ. Máy in thẻ nhựa sử dụng công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp.

- In truyền nhiệt gián tiếp: Bằng cách dùng đầu in đốt nóng các loại mực được cấu tạo theo tiêu chuẩn nhà sản xuất làm tan chảy và bám lên bề mặt của thẻ nhựa. Cách in này sẽ điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với thẻ giúp nâng cao tuổi thọ đầu in, đồng thời chất lượng thẻ in ra được nâng cao và ít bị hư hỏng, phai mờ trong quá trình sử dụng

2.3. Tốc độ in:
- Tốc độ in có đơn vị tính là ips (Inches per second): là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây.
- Vì máy in thẻ nhựa có thể ứng dụng cho công nghiệp và dịch vụ nên tốc độ in cũng có nhiều lựa chọn để khách hàng quyết định ứng dụng vào trong từng ngành nghề.

2.4. Bộ nhớ: Bộ nhớ của máy in thẻ nhựa có chức năng lưu các thông tin như quy cách thẻ, font chữ sử dụng và hình ảnh để in thẻ thành phẩm

2.5. Kết nối: Để ứng dụng trong môi trường công nghiệp, máy in thẻ nhựa được các nhà sản xuất tích hợp nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN tới không dây như WAN (IEEE801.01). Vì thế máy in thẻ nhựa hoạt động chính xác với mọi loại cơ sở hạ tầng thông tin.

3. Phân loại:

Để phù hợp với ứng dụng, nhu cầu của khách hàng máy in thẻ nhựa thường bao gồm 2 loại: Máy in thẻ trắng và máy in kết từ.

3.1. Máy in thẻ trắng:
Sử dụng công nghệ in cơ bản theo tiêu chuẩn nhà sản xuất, in trên thẻ nhựa trắng, thẻ từ trắng và thẻ chip.

3.2. Máy in kết từ: Là sự kết hợp giữa máy in thẻ và thiết bị ghi từ. Dòng máy in được option thêm bộ phận ghi từ chung với máy in giúp các cá nhân, khách hàng sử dụng thẻ từ sẽ tiết kiệm thời gian in, nhanh chóng và tiện lợi.

Cơ bản theo tiêu chuẩn các nhà sản xuất thì máy in thẻ nhựa trắng là dòng tiêu chuẩn để sản xuất đại trà nhưng dòng máy in thẻ kết từ là dòng máy in option theo nhu cầu và ứng dụng ở mỗi khách hàng. Các loại máy in thẻ nhựa điển hình bao gồm: Zebra ZXP Series 1, Zebra ZXP Series 3, Zebra ZXP Series 7, Zebra ZXP Series 8 và một số dòng Dattacard, Fargo

4. Vật tư, phần mềm đi kèm:

- Khi sử dụng máy in thẻ nhựa là thẻ trắng, thẻ chip hay thẻ từ tất cả đều phải có kích thước theo tiêu chuẩn thẻ của nhà sản xuất (Chuẩn thẻ: CR-80 ISO 7810,54mm x 86mm x 30mil) để phù hợp với kết cấu máy in thẻ và bảo vệ được tuổi thọ của đầu in máy in.
- Mực in thẻ nhựa (mực in mã vạch) cũng được cấu tạo đặc biệt, mực in dạng cuộn và chất liệu in sẽ giúp chất lượng hình ảnh, mã vạch in ra trên thẻ đạt tiêu chuẩn về độ nét, độ bền sử dụng. Điều này giúp thiết bị máy quét nâng cao tốc độ giải mã tương bằng hoặc hơn công nghệ khác như laser hoặc phun.
- Phần mềm in thẻ cũng là một ứng dụng quan trọng kết hợp với mẫu thiết kế đúng tiêu chuẩn để tạo ra chất lượng thẻ theo ý muốn.


CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI MÃ VẠCH PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN DÒNG MÁY IN MÃ VẠCH CAB, RING - VẬT TƯ VÀ GIẢI PHÁP MÃ VẠCH
--> Website: Thế Giới Mã Vạch
--> Mọi chi tiết xin liên hệ Hot line: 0903367569 - 0902739569 sẽ được tư vấn miễn phí
--> Địa chỉ: Lầu 4, tòa nhà Sogetraco, 30 Đặng Văn Ngữ phường 10 quận Phú Nhuận, TP HCM

Lưu ý: bài viết trên thuộc về trang, khi copy xin trích dẫn lại nguồn blog này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. 

21 thg 7, 2014

Kinh nghiệm bảo trì máy in mã vạch công nghiệp

Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng máy in mã vạch tại chỗ dành cho mọi người.
Bảo trì máy in để giúp tăng tuổi thọ và hạn chế lỗi xảy ra trong quá trình vận hành.


+ Môi trường công nghiệp là môi trường khó khăn nhất cho tất cả các loại thiết bị điện tử hiện đại. Yêu cầu công suất lớn và độ bền cao là hai điều kiện tối thiểu của các thiết bị nói chung và máy in mã vạch nói riêng.

+ Máy in công nghiệp của các hãng hầu như được gia cố rất chắc chắn bằng khung sườn thép không gỉ. Thêm vào đó là lớp sơn cách điện giúp nhân viên tránh khỏi các tai nạn về điện.

+ Máy in mã vạch với bộ ngàm đầu in chắc chắn sẽ giúp tối ưu hóa công suất in ấn và đầu in được thiết kế hợp lý tránh bụi công nghiệp bay vào.

Để bảo trì máy in, ta gồm các bước chính sau:

1. Lựa chọn vật tư:

Lựa chọn giấy mực đảm bảo chất lượng giúp nâng cao tuổi thọ đầu in

Vật tư mã vạch bao gồm decal (giấy in mã vạch) và mực in mã vạch là 2 loại tiếp xúc trực tiếp với đầu in nhiệt. Vật tư phải đúng chất lượng thì đầu in nhiệt mới kéo dài tuổi thọ.

Các yêu cầu của vật tư:
-          Decal – giấy in: bề mặt mềm, nhám hoặc nhẵn, ít vụn và bụi, ít tạp chất thô cứng.
-          Ribbon – mực in: được ép, hút chân không. Nồng độ kiềm-axit không quá nhiều.
-          Lưu ý:
  • Không để decal vấy bụi, chà trên bàn, sàn nhà… trước khi sử dụng
  • Tuyệt đối không tái sử dụng ribbon mực.
-          Cách bảo quản vật tư:
  • Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, nhiệt độ văn phòng trung bình.
  • Tuyệt đối không sử dụng vật tư khi bị dính nước.
 2. Bảo trì đầu in nhiệt:
      


Máy in nhiệt nói chung và máy in công nghiệp nói riêng, bộ phận đầu in là bộ phận quan trọng nhất, chi phí có thể gần 50% giá trị của máy. Vì thế, việc bảo trì máy in đầu tiên là điều phải làm thứ hai sau khi lựa chọn vật tư.

Các yêu cầu để bảo trì đầu in nhiệt:
- Lau đầu in định kỳ: theo số mét in hoặc theo tháng.
- Thao tác lau đầu in: dùng bông gòn, vải mềm, da cừu… chấm cồn (alchohol) a-xê-tôn (acetol), lướt qua đầu in một lần duy nhất, tuyệt đối không lau đi lau lại nhiều lần.
- Đóng mở đầu in nhẹ nhàng khi lắp giấy mực.

3. Bảo trì dàn cơ khí:
Dàn cơ khí giúp định vị tem cho máy in mã vạch

- Dàn cơ khí có vai trò quan trọng trong việc đồng bộ giữa các gap tem (rãnh giữa các con tem, đánh dấu giữa các con tem) và máy. Để tránh trường hợp bị lệch tem quá nhiều và chạy tem.
- Các yêu cầu để bảo trì dàn cơ khí: Tra dầu thường xuyên.
         
4.Bảo trì các bo mạch bên trong:
Bảo trì các bo mạch bên trong máy in thường xuyên giúp hạn chế việc tỏa nhiệt của máy

Các bo mạch được đặt phía trong máy in, đây là bộ phận xử lý các lệnh in.

Các yêu cầu để bảo trì bo mạch:
- Dùng phun hơi (bóp bằng tay hoặc máy) để thổi bụi cho các bo mạch, chống các bo mạch tỏa nhiệt cao.
- Nếu khách hàng bảo trì theo các ý này, tuổi thọ của máy in và đầu in sẽ được nâng cao, đồng thời hạn chế phát sinh lỗi trong quá trình vận hành.

Lưu ý: bài viết trên thuộc về trang, khi copy xin trích dẫn lại nguồn blog này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.


27 thg 6, 2014

Tổng quan về máy in mã vạch công nghiệp

Máy in mã vạch công nghiệp là loại máy in chuyên dụng, dùng công nghệ in nhiệt để đốt nóng mực in (ribbon) và bám vào decal (giấy in mã vạch được làm theo yêu cầu). Với khung sườn được gia cố kim loại để tạo sự vững chắc, các bộ ngàm đầu in được làm bằng kim loại liền khối và chịu được công suất in lớn.
Tổng quan về máy in công nghiệp


1. Phân loại: 
Máy in mã vạch công nghiệp được phân làm 3 loại.
•    Máy in công nghiệp nhẹ (light-duty industrial printer): là loại máy in nhỏ gọn, kết cấu bằng sắt nhưng các trục, các khung viền bằng nhựa. Loại máy này nâng cao hơn các loại máy in để bàn một mức độ nhỏ. Thường được sử dụng trong môi trường văn phòng, chính phủ, thư viện, trường học, cửa hàng và siêu thị.

•    Máy in công nghiệp tầm trung (medium-duty industrial printer): là loại máy in với khung ngàm được gia cố tốt hơn. Thường được ứng dụng trong môi trường kho bãi hoặc các dây chuyền sản xuất.

•    Máy in công nghiệp nặng (high-duty industrial printer): là loại máy chuyên dụng, với độ gia cố cực kỳ bền và tuổi thọ cao. Đồng thời công suất đáp ứng cực nhanh lên tới 15ips (300mm/s) và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.

2. Các thông số chính của máy:

•    Độ rộng đầu in: là độ rộng tối đa của khổ giấy in được. Ví dụ như máy Ring 4008PLM+ là có độ rộng đầu in 4”, còn Ring 8012PMH là có độ rộng đầu in 8”.

•    Độ phân giải: là mật độ điểm đốt nóng (print-heat) trên một đơn vị inch (hoặc mm) với đơn vị tính là dpi (dot per inch). Ví dụ như máy Ring 4008PLM+ có độ điểm là 8 điểm đốt nóng trên một mm hay 203dpi. Còn máy Ring 4012PLM+ có mật độ điểm là 12 điểm đốt nóng trên một mm hay 300dpi. Độ phân giải càng cao, chất lượng in càng tốt.

Tổng quan về máy in công nghiệp

•    Tốc độ in: là công suất hoạt động tối đa mà máy có thể đáp ứng được. Thường được tính bằng đơn vị ips (inch(es) per second). Có nghĩa là trong 1 giây, máy in có thể in được bao nhiêu inch.

Các vật tư đi kèm máy in mã vạch gồm: giấy in mã vạchmực in mã vạch.

Lưu ý: bài viết trên thuộc về trang, khi copy xin trích dẫn lại nguồn blog này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.