21 thg 7, 2014

Kinh nghiệm bảo trì máy in mã vạch công nghiệp

Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng máy in mã vạch tại chỗ dành cho mọi người.
Bảo trì máy in để giúp tăng tuổi thọ và hạn chế lỗi xảy ra trong quá trình vận hành.


+ Môi trường công nghiệp là môi trường khó khăn nhất cho tất cả các loại thiết bị điện tử hiện đại. Yêu cầu công suất lớn và độ bền cao là hai điều kiện tối thiểu của các thiết bị nói chung và máy in mã vạch nói riêng.

+ Máy in công nghiệp của các hãng hầu như được gia cố rất chắc chắn bằng khung sườn thép không gỉ. Thêm vào đó là lớp sơn cách điện giúp nhân viên tránh khỏi các tai nạn về điện.

+ Máy in mã vạch với bộ ngàm đầu in chắc chắn sẽ giúp tối ưu hóa công suất in ấn và đầu in được thiết kế hợp lý tránh bụi công nghiệp bay vào.

Để bảo trì máy in, ta gồm các bước chính sau:

1. Lựa chọn vật tư:

Lựa chọn giấy mực đảm bảo chất lượng giúp nâng cao tuổi thọ đầu in

Vật tư mã vạch bao gồm decal (giấy in mã vạch) và mực in mã vạch là 2 loại tiếp xúc trực tiếp với đầu in nhiệt. Vật tư phải đúng chất lượng thì đầu in nhiệt mới kéo dài tuổi thọ.

Các yêu cầu của vật tư:
-          Decal – giấy in: bề mặt mềm, nhám hoặc nhẵn, ít vụn và bụi, ít tạp chất thô cứng.
-          Ribbon – mực in: được ép, hút chân không. Nồng độ kiềm-axit không quá nhiều.
-          Lưu ý:
  • Không để decal vấy bụi, chà trên bàn, sàn nhà… trước khi sử dụng
  • Tuyệt đối không tái sử dụng ribbon mực.
-          Cách bảo quản vật tư:
  • Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, nhiệt độ văn phòng trung bình.
  • Tuyệt đối không sử dụng vật tư khi bị dính nước.
 2. Bảo trì đầu in nhiệt:
      


Máy in nhiệt nói chung và máy in công nghiệp nói riêng, bộ phận đầu in là bộ phận quan trọng nhất, chi phí có thể gần 50% giá trị của máy. Vì thế, việc bảo trì máy in đầu tiên là điều phải làm thứ hai sau khi lựa chọn vật tư.

Các yêu cầu để bảo trì đầu in nhiệt:
- Lau đầu in định kỳ: theo số mét in hoặc theo tháng.
- Thao tác lau đầu in: dùng bông gòn, vải mềm, da cừu… chấm cồn (alchohol) a-xê-tôn (acetol), lướt qua đầu in một lần duy nhất, tuyệt đối không lau đi lau lại nhiều lần.
- Đóng mở đầu in nhẹ nhàng khi lắp giấy mực.

3. Bảo trì dàn cơ khí:
Dàn cơ khí giúp định vị tem cho máy in mã vạch

- Dàn cơ khí có vai trò quan trọng trong việc đồng bộ giữa các gap tem (rãnh giữa các con tem, đánh dấu giữa các con tem) và máy. Để tránh trường hợp bị lệch tem quá nhiều và chạy tem.
- Các yêu cầu để bảo trì dàn cơ khí: Tra dầu thường xuyên.
         
4.Bảo trì các bo mạch bên trong:
Bảo trì các bo mạch bên trong máy in thường xuyên giúp hạn chế việc tỏa nhiệt của máy

Các bo mạch được đặt phía trong máy in, đây là bộ phận xử lý các lệnh in.

Các yêu cầu để bảo trì bo mạch:
- Dùng phun hơi (bóp bằng tay hoặc máy) để thổi bụi cho các bo mạch, chống các bo mạch tỏa nhiệt cao.
- Nếu khách hàng bảo trì theo các ý này, tuổi thọ của máy in và đầu in sẽ được nâng cao, đồng thời hạn chế phát sinh lỗi trong quá trình vận hành.

Lưu ý: bài viết trên thuộc về trang, khi copy xin trích dẫn lại nguồn blog này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.